May khăn bông – Quy trình sản xuất

Tại Hoakoyo, sau khi được tẩy nhuộm, khăn sẽ tiếp tục được đưa đến xưởng cắt may. Đây là quy trình bắt buộc để hoàn thiện ra một chiếc khăn thành phẩm. Có rất nhiều kiểu cách may, quy trình may áp dụng với mỗi loại khăn. Hôm nay Hoakoyo xin giới thiệu đến các bạn một số quy cách cắt may khăn bông chính.

 Tại sao phải may khăn bông?

Khăn bông vốn được dệt ra dưới dạng tấm, nghĩa là tập hợp nhiều chiếc khăn liên kết nhau trên một mặt phẳng. Để tách rời từng khăn, người ta phải cắt tấm khăn ra thành từng chiếc. Khăn sau khi cắt sẽ có nhiều tua dua, sợi vương ra và rất dễ sổ sợi.

Người ta sẽ sử dụng máy may chuyên dụng để gia cố biên ngoài của khăn. Khăn sau khi may đẹp hơn, vuông vắn hơn, không còn sợi thừa và không bị sổ sợi.

may khăn bông

Một tấm khăn bông với 5 khổ khăn riêng biệt chưa được may.

 Những quy cách cắt may khăn bông thường sử dụng.

  Cắt may khăn bông thông thường phổ biến nhất, may dọc ngang.

Một tấm khăn dệt thoi thông thường sẽ là tập hợp của nhiều khổ khăn, có kẽ hở để phân biệt. Thợ sẽ sử dụng bàn dọc để phân tách các khổ khăn. Mỗi khổ khăn là một dải khăn nối nhau chạy dài bằng 1 tấm khăn.

Khăn sau đó được vệ sinh sợi rối, được đưa vào máy may vê dọc. Sử dụng một mỏ vê mục đích cuộn viền dọc của khổ khăn làm 2-3 lần. Sau đó chạy qua mũi kim để ghim chặt các lớp viền của khăn. Do đường vê dài, máy vê có thể chạy một mạch từ đầu đến cuối khổ khăn. Đường vê thường có nhiều loại, phổ biến nhất là vê 1 chỉ và vê 5 chỉ. Cách vê khăn cũng chính là khác biệt lớn nhất, xác định tên gọi của kiểu may khăn dọc ngang.

Khi hai biên của khổ khăn đã được vê, khăn sẽ được cắt ra thành từng chiếc. Công đoạn này phải làm thủ công hoàn toàn.

Đầu khăn sau khi cắt cũng được cuộn 2-3 lớp, được may lại bằng máy may 1 kim. Thợ may phải có kĩ năng tốt, có kinh nghiệm mới có thể may ra chiếc khăn vuông vắn, không trượt chỉ, môi mè.

Sau máy đầu, những chiếc khăn vẫn dính nhau bởi chỉ may. Cần thêm công đoạn cắt chỉ, vệ sinh và xếp thành chồng, bó lại, kết thúc quy trình cắt may dọc ngang.

khăn mặtnở dí tơ nâu

Một chiếc khăn dệt thoi được may dọc ngang 5 kim của Hoakoyo.

 May viền khăn bông.

May viền khăn bông là cách làm phổ biến cho khăn Microfiber, khăn dệt thoi khổ nhỏ như khăn mẫu giáo, bỉm, khăn lau.

Khăn dưới dạng tấm sẽ được cắt thành từng chiếc khăn luôn chứ không cần qua giai đoạn vê đường dọc. Với khăn Microfiber, do là khăn dệt kim, bề mặt phẳng trơn nên có thể sử dụng máy cắt. Từ đó thời gian cắt khăn giảm đáng kể so với may ngang dọc.

Từng chiếc khăn sau khi cắt sẽ được đưa vào máy may viền bo. Máy có chức năng vừa băm vải thừa, vừa viền khăn lại bằng các sợi chỉ liên kết. Khăn Không cần cuộn nhiều lớp, chỉ viền bọc ngay trên 1 lớp khăn. Kĩ năng may viền bo khá dễ nên thợ may chỉ cần vài ngày học việc cũng có thể làm được.

May viền bo có thể sử dụng 3 kim 3 chỉ hoặc 4 kim 4 chỉ hoặc 4 kim 5 chỉ tùy vào công thức sử dụng. Nhưng tối thiểu cần 3 chỉ để có thể may được. Thợ may sẽ viền bo từng chiếc khăn từ đầu vào cho đến khi kết thúc tại chính điểm đó.  Có thế sử dụng bọc trợ viền hoặc không tuy vào khăn và nhu cầu thẩm mỹ.

Khăn sau khi may thường tách rời nhưng vẫn còn chỉ thừa ở đầu ra của viền bo. vẫn cần công đoạn cắt chỉ thừa và xếp vào chồng sau đó bó lại.

may khăn bông 2

Một chiếc khăn Microfiber may viền bo.

 Công thức cắt may cho từng loại khăn bông.

Chúng tôi chia khăn bông thành hai loại chính:

  • Khăn bông dệt thoi
  • Khăn bông dệt kim.

 Cắt may dọc ngang phù hợp với khăn bông dệt thoi.

Khăn bông dệt thoi có cấu trúc là các sợi ngang dọc đan xem, khả năng liên kết giữa các sợi kém. Vì vậy may dọc ngang là cách may phù hợp nhất tạo nên sự chắc chắn cho khăn. Với khăn bông dệt thoi, có thể dễ dàng tạo các rãnh, biên, đầu khăn. Việc này cũng rất phù hợp với máy dọc ngang.

Khăn dệt kim như Microfiber vốn được dệt dưới dạng tấm khăn phẳng, trơn, không có biên phân cách. Việc này giảm thiểu lãng phí nguyên liệu và dễ dàng cắt thành các kích thước khác nhau. Tuy nhiên do không có biên, đầu nên việc may dọc ngang không thể thực hiện.

 Cắt may viền phù hợp khăn bông dệt kim.

Khăn bông dệt kim mà điển hình là khăn Microfiber có cấu trúc là sự liên kết hệ thống các vòng sợi với nhau. Do vậy, máy viền bọc vẫn tạo ra độ chắc chắn. Hơn nữa máy viền bọc có thể coi là lựa chọn duy nhất với khăn Microfiber. Cùng với đó, chi phí, thời gian sản xuất của máy viền bọc cũng thấp hơn.

Với khăn dệt thoi, may viền không thực sự khả thi do độ bền kém. Một số khăn dệt thoi kích thước nhỏ như khăn mẫu giáo 30×30 trở xuống mới có thể áp dụng được. Tuy nhiên cũng cần may đường chỉ rất dày để để đảm bảo độ bền, việc này ảnh hưởng đến giá thành sản xuất.

Do những đặc điểm như đã phân tích, việc áp dụng hai công thức may chính là không thể thay đổi với từng loại khăn. Việc của bạn là lựa chọn kiểu may cho phù hợp, ví dụ như may 5 kim hay 1 kim, viền có bọc hay không bọc. Quan trọng hơn cả vẫn là chất liệu chỉ may và tay nghề may. Đây mới là điểm quyết định đến chất lượng cho chiếc khăn của bạn.

Mọi nhu cầu về khăn bông xin quý khách vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH HOAKOYO

Địa chỉ: xã Thái Phương, H. Hưng Hà, T. Thái Bình
Hotline: 0962.682.558
Email: hoakoyo.shop@gmail.com
Website: khanbonghoakoyo.com

Fanpage: https://www.facebook.com/khanbonghoakoyo/

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCX58lXBIlrKrkZJSsaYq9hw

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0962682558