Ngày Quốc Tế Lao Động 1-5 tại làng nghề sản xuất khăn bông

Ngày Quốc tế Lao động hay ngày 1 tháng 5 là ngày lễ kỷ niệm của phong trào công nhân quốc tế và của người lao động vào ngày 1 tháng 5 hằng năm. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, thường có các cuộc biểu tình trên đường phố của hàng triệu người lao động và các tổ chức công đoàn của họ. Hòa chung không khí tưng bừng của ngày giải phóng miền nam 30-4. Hoakoyo và nhân dân cả nước nô nức đón kỳ nghỉ kéo dài 4 ngày với nhiều hoạt động ý nghĩa.

Tuy nhiên, không phải ở đâu cũng như vậy. Tại đây, làng Mẹo – Làng nghề sản xuất khăn bông. Không khí vẫn như thường ngày, những tiếng máy dệt vẫn vang lên. Với nhiều gia đình, kỳ nghỉ lễ không tồn tại.

 Làng nghề sản xuất khăn bông không bào giờ nghỉ ngơi.

Từ rất lâu rồi, Làng Mẹo là làng nghề sản xuất khăn bông có tiếng. Một đặc sản không đâu có là tiếng máy dệt lạch cạch vang lên khắp nơi trong làng. Với những người lạ, cả ngày nghe tiếng máy có khi là một cực hình. Ấy vậy mà người dân quê tôi vẫn hàng ngày chấp nhận công việc sản xuất kéo dài đến 12-16 tiếng/ngày như vậy. Họ nói làng Mẹo giàu. Nhưng đổi lấy cái sự giàu ấy là những tháng ngày bán sức lao động lấy tiền công của người dân.

Theo mô hình hợp tác xã, mỗi hộ gia đình lại là một công xưởng nhỏ. Gia đình phải tự cung tự cấp máy dệt, nhân công, điện năng,…. Phải tự chịu trách nhiệm cho sản phẩm mình làm ra. Làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít. Vậy nên ai cũng phải cố gắng, sản xuất hết sức có thể, hết mọi thời gian để mong có được mức lương ổn định. Ngày nghỉ của họ là những ngày mất điện, hỏng máy. Họ không có bảo hiểm, không có phúc lợi xã hội.

làng mẹo

Làng Mẹo – Một làng nghề sản xuất khăn bông không bao giờ nghỉ ngơi.

  Nhận thức thay đổi nhưng vẫn nửa vời của các doanh nghiệp làng nghề sản xuất khăn bông.

Với sự phát triển vượt bậc của đất nước, sự vào cuộc của những doanh nghiệp lớn kéo theo nhận thức của người lao động thay đổi. Giờ đây họ hiểu lao động là để phát triển, là để có cuộc sống tốt đẹp hơn, được hưởng thụ.

Tuy nhiên ánh sáng văn minh dường như vẫn chưa soi rọi tới làng Mẹo. Hầu hết các công ty, kể cả công ty lớn vẫn áp dụng làm việc 7 ngày/tuần. Không ngày nghỉ, không bảo hiểm, không phúc lợi xã hội. Các công ty thường chỉ cho nghỉ ngày lễ theo yêu cầu của người lao động và không trả lương cho ngày nghỉ đó. Tiền thưởng cũng rất hạn chế hoặc không có

Một sự thật là do sự cạnh tranh nhau về giá. Doanh nghiệp hiện tại không đủ khả năng đáp ứng quyền lợi cho người lao động. Vì vậy các doanh nghiệp sản xuất khăn bông hiện nay không thu hút được lao động chất lượng cao. Nhiều công ty còn nhận cả lao động trên dưới 70 tuổi. Phần lớn lao động địa phương bây giờ là những người già, người vướng víu gia đình con cái, không thể làm việc theo nguyên tắc của doanh nghiệp lớn.

Phần lớn hộn dân trong làng nghề khăn bông cũng không được nghỉ lễ.

Những gia đình có máy dệt cũng không khá khẩm hơn. Khăn ế do dịch bệnh, việc không có, giá gia công khăn giảm khiến gánh nặng trả nợ lại càng thêm nặng. Không có tiền lương ổn định bắt buộc họ phải chi tiêu tiết kiệm. Những ngày không có việc thì túm 5 tụm 3 ngồi chơi nói chuyện. Ngày nhiều việc lại vùi đầu vào làm bất kể đêm ngày để mong kiếm thêm thu nhập. Bỏ nghề hay theo nghề là một nỗi đắn đo bởi đã quá nhiều năm tháng gắn bó. Giờ không dệt khăn nữa thì biết làm gì. Kỳ nghỉ lễ bây giờ không còn là điều mà họ quan tâm.

máy dệt khăn bông

Máy dệt tại làng nghề khăn bông đang rất ít việc và mất giá.

 Giải pháp nào cho người lao động của làng nghề sản xuất khăn bông.

 Các doanh nghiệp sản xuất khăn bông đang dần ngấm đòn thiếu nhân lực.

Hiện nay tất cả các doanh nghiệp tại làng Mẹo đều đang thiếu công nhân may khăn, công nhân nhặt khăn. Lương thấp, chế độ kém khiến họ không thiết tha làm việc. Với tay nghề có sẵn, họ dễ dàng tìm được việc làm tại các công ty đầu tư nước ngoài lân cận. Nơi có chế độ đãi ngộ tốt hơn nhiều. Nhiều công ty chấp nhận tăng lương nhưng cũng không cạnh tranh nổi. Đơn hàng dù đang có nhiều nhưng cũng không dám nhận.

Việc đua nhau giảm giá sản xuất không thực hiện được nữa. Áp lực từ lãi ngân hàng khiến doanh nghiệp thêm gánh nặng. Không sản xuất đồng nghĩa với không có lợi nhuận. Muốn hay không muốn, chắc chắn sẽ phải có những thay đổi rất lớn trong thời gian tới nếu các doanh nghiệp không muốn bị phá sản.

 Người dân cũng đang dần chuyển đổi sản xuất, công việc để đáp ứng thời cuộc.

Sự sụt giảm sản lượng khăn bông bắt nguồn rất lớn từ nhu cầu thị trường và sự phát triển máy dệt ồ ạt không kiểm soát. Hiện nay số lượng máy dệt trong làng là quá lớn so với nhu cầu của các doanh nghiệp. Dẫu biết bỏ nghề là bắt đầu lại từ đầu. Nhưng thà thay đổi để có cuốc sống tốt còn hơn cứ ngồi đó để chờ đợi một cơ hội xa vời. Giảm số lượng máy cũng giúp cho sản xuất tập trung hơn. Những máy móc còn lại hoạt động đều hơn, tránh lãng phí.

Cái giá để thay đỏi cũng không hề nhỏ. Một máy dệt kiếm cách đây 2 năm đầu tư mới 250 triệu, đến nay được giao bán với giá 70 triệu. Trong 2 năm đó, với công việc bập bõm chưa đủ mang lại cho chủ đầu tư tiền vốn. Nay lại bán với giá rẻ như vậy, coi như người lao động làm việc không có lương.

khăn xuất khẩu Họakoyo

Người lao động là cốt lõi của hoạt động sản xuất khăn bông.

 Định hướng của Hoakoyo, một công ty sản xuất khăn bông của làng nghề.

Với chúng tôi, người lao động là cốt lõi để tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp, là sự sống còn của hoạt động sản xuất. Chúng tôi nhận thức rõ ràng trong việc đãi ngộ người lao động. Làm thế nào để người lao động yên tâm, ổn định sản xuất và trung thành với công ty. Chúng tôi tạo ra nhiều mức thưởng để người lao động có thể thi đua và phấn đấu. Chúng tôi đáp ứng đầy đủ các quyền lợi người lao động như bảo hiểm xã hội, nghỉ lễ tết, nghỉ phép.

Thay vì đi theo con đường cạnh tranh vê giá để rồi không còn đất sống, chúng tôi chú tâm phát triển chất lượng sản phẩm. Những công nhân lành nghề kết hợp máy móc hiện đại giúp tăng năng suất công việc, giảm chi phí sản xuất. Do vậy, Hoakoyo vẫn nhận được nhiều đơn đặt hàng và luôn hoàn thành đúng thời hạn. Khách hàng đến với Hoakoyo cũng hài lòng và yên tâm hơn.

Mọi nhu cầu về khăn bông xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH HOAKOYO

Địa chỉ: xã Thái Phương, H. Hưng Hà, T. Thái Bình
Hotline: 0962.682.558
Email: hoakoyo.shop@gmail.com
Website: khanbonghoakoyo.com

Fanpage: https://www.facebook.com/khanbonghoakoyo/

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCX58lXBIlrKrkZJSsaYq9hw

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0962682558