Khăn bông Hoakoyo thay đổi mình để hội nhập – P.1

Việt Nam đang có những bước tiến lớn trong quá trình phát triển kinh tế. Các doanh nghiệp đang dần chuyển mình, hiện đại hóa sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa và tăng cường đầu tư vào thương hiệu. Hoakoyo xác định không thể nằm ngoài mục tiêu đó. Chúng tôi đã và đang thay đổi để xây dựng một “Khăn bông Hoakoyo” vững mạnh trong lòng người tiêu dùng.

 Sự phát triển của một làng nghề dệt khăn bông nổi tiếng.

Từ những ngày bao cấp, người làng Mẹo đã biết chạy vạy những quả sợi con, những dây dải rút. Buôn bán ngày ấy là phạm pháp nhưng vì mưu sinh người ta vẫn phải làm. Những chiếc khăn  sơ sài được làm ra hoàn toàn từ bàn tay thủ công của người thợ. Nguyên liệu chắt bóp khắp mọi nguồn, phần lớn là sợi thải ra từ các nhà máy. Công thức tẩy nhuộm lạc hậu, màu sắc thì xấu lại bị phai. Nhưng nguồn cung ngày ấy quá ít mà nhu cầu lại nhiều nên hàng bán rất chạy. Người làng Mẹo ăn nên làm ra trông thấy.

Thị trường mở cửa là cơ hội cho thương nghiệp phát triển. Làng Mẹo nổi lên các tố hợp máy dệt,  các công ty nhà máy mọc lên. Động cơ điện được sử dụng để thay thế mọi tác động của con người. Nguyên liệu được mua tự do từ các công ty rút sợi. Mọi người đã nhìn thấy tương lai từ nghề dệt.

Qua nhiều năm phát triển, nhà cửa san sát mọc lên. Máy móc ngày càng hiện đại và đắt tiền, khăn bông sản xuất ra ngày càng nhiều mẫu mã, màu sắc. đời sống xã hội đổi thay hoàn toàn đưa làng Mẹo trở thành một vung quê trù phú.

làng mẹo

Biểu tượng tại cửa ngõ vào làng nghề khăn bông truyền thống – Làng Mẹo

 Mô hình hợp tác xã khăn bông là phần qua trọng trong cơ cấu sản xuất.

” Một cây làm chẳng nên non.

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”

 Câu ca dao hoàn toàn đúng với cơ cấu tổ chức của làng Mẹo. Một nhà làm sao đủ sức làm lớn, vậy nên một gia đình có nguồn ra sẽ kết hợp cùng nhiều gia đình sản xuất làm nên một tổ hợp. Tổ hợp càng nhiều đơn hàng thì số lượng gia đình tham gia sản xuất càng nhiều. Mỗi nhà vừa làm chủ công việc sản xuất, vừa làm thuê để lấy tiền công.

Cho dù hợp lý với hoàn cảnh nhưng phương pháp tổ chức này lại bộc lộ nhiều hạn chế. Không hợp đồng lao động, không cam kết gắn bó lâu dài, không công đoàn, không bảng lương cụ thể. Tổ nào nhiều việc thì gọi thợ tổ ít việc chuyển qua cho đủ nhân lực sản xuất. Vậy nên cho dù phát triển là vậy, người làng Mẹo vẫn luôn bấp bênh, tháng làm không hết việc, tháng chơi dài. .

  Các công ty TNHH bắt đầu xuất hiện để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu khăn bông.

Việt nam mở cửa cũng là lúc các doanh nghiệp nước ngoài tìm đến vì chi phí sản xuất rẻ. Đều đặn những đơn khăn lau dễ làm, giá trị thấp đến tay các công ty của làng. Từ quy mô ban đầu chỉ một container/ tháng rồi đến 4-5 cont. Các tổ hợp cần thêm nhân lực sản xuất. Người dân lên thêm máy, thuê thêm công nhân. Máy móc cũ được nhập về từ những nước tư bản. Tuy đã nỗi thời cả 50 năm, nhưng với người dân lúc ấy là cả một bầu trời công nghệ. Các công ty TNHH bắt đầu hình thành, nhà xưởng mọc lên san sát. Sản xuất tập trung nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một lớn. Đó là ngày mà làng Mẹo thịnh vượng nhất.

Máy dệt gỗ

Một máy dệt khăn bông bằng gỗ thủ công. Nguồn TBTV.

Hệ lụy phát triển không bền vững của làng nghề khăn bông.

 Thừa nguồn cung và nhu cầu khăn bông của thị trường ngày một giảm.

Thời thịnh vượng nhất, ai cũng cố gắng lên cho mình càng nhiều máy càng tốt. Các xưởng đóng máy mọc lên, đều đặn mỗi tháng sản xuất ra hàng trăm máy dệt. Nhà ít thì 2-3, nhà nhiều thì 4-5 máy dệt. Thu hút nhân lực sản xuất từ khắp các làng xung quanh.

Rồi đến khi máy công nghiệp trở thành trào lưu phổ biến. Người dân sẵn sàng đầu tư số vốn gấp 10 lần máy thủ công để đầu tư sản xuất. Sản lượng tăng nhanh chóng do ít phụ thuộc con người, có thể sản xuất 24/24. Nhưng tiếc thay nó lại đến vào thời điểm khăn bông bắt đầu chậm.

Nhu cầu khăn bông của thị trường đang giảm do sự cạnh tranh từ nhiều sản phẩm mới. Dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế khiến nhiều công ty không thể hoạt động vì không có đơn hàng. Số máy dệt phát triển quá nhiều không kiểm soát khiến hàng loạt gia đình rơi vào cảnh thiếu việc làm. Ban đầu thì một hai tháng ít việc, sau đó là cả năm không có việc.

máy dệt khăn bông

 Một máy dệt kiếm phổ biến tại làng nghề hiện nay.

Mô hình hợp tác xã khăn bông bộc lộ nhiều điểm yếu.

Vài năm trở lại đây, sự nhộn nhịp vốn có của làng Mẹo đã không còn. Máy dệt im lìm quá nửa, thợ dệt bỏ nghề đi làm tại các công ty may mặc. Những người thợ dệt cố bám víu lấy nghề phần lớn toàn những người lớn tuổi, không còn cách nào khác. Họ là những công nhân sản xuất lâu lăm nhất, có kinh nghiệm nhất. Dù hàng chục năm gắn bó nhưng chưa bao giờ họ được đóng bảo hiểm xã hội. Tất cả hoạt động sản xuất đều tự phát khiến tương lai họ bấp bênh. Không lương hưu, số nợ từ đầu tư máy móc nhà xưởng sản xuất còn chưa trả hết. Họ buộc phải bám lấy nghề dệt dù biết rằng với mức làm việc kiểu này còn thua đi làm công nhân nhà máy.

 Ô nhiễm hệ sinh thái từ quá trình sản xuất khăn bông không kiểm soát.

Vấn đề nhức nhối nhất cả làng Mẹo hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường. Nguồn nước thải từ các công ty tấy nhuộm bao nhiêu năm qua vẫn đổ thẳng ra sông ngòi. Đến nay, tất cả các sông, rãnh nước đều đen kịt, mùi hôi thối bốc lên. Người dân các làng bên cạnh phản đối bằng cách đắp đập tại các cửa ngõ sông ra vào làng Mẹo. Làng Mẹo bây giờ như một cái ao tù, nước thải xả ra không thoát được đi đâu mà cứ âm thầm ngấm vào đất.

Rác thải trong quá trình sản xuất, sinh hoạt của người dân theo thói quen xả thẳng ra môi trường gây ô nhiễm nặng nề. Những bãi rác chất đống cao như núi, bốc mùi. Nhiều đoạn sông bị ách tắc dòng chảy vì rác. Con sông chảy quanh làng mẹo giờ đây đã biến thành dòng sông chết. Sức khỏe của người dân đang bị đe dọa từng ngày. Người chết vì ung thư và các bệnh phát sinh ngày càng nhiều. Người trẻ muốn bỏ làng vì nơi đây không còn là mảnh đất lành nữa.

o_nhiem_moi_truong_tai_thon_phuong_la_xa_thai_phuo

Tình trạng ô nhiễm nặng nề từ nước xả thải của các công ty sản xuất khăn bông khiến nhiều cánh đồng bị bỏ hoang.

Từ một làng quê giàu có, nhộn nhịp đến bây giờ lại là một làng nghề ô nhiễm, khó sống.  Tất cả vì mưu sinh nhưng cái giá phải trả thật sự quá đắt. Hiện trạng chung của các làng nghề là phát triển nóng, thiếu quy hoạch. Khi hậu quả đến người ta vẫn loay hoay không biết xử lí như thế nào.Giải pháp nào cho ngôi làng nhỏ bé của chúng tôi. Sẽ phải là sự thay đổi toàn diện đến từ nhận thức của người dân và các doanh nghiệp. Còn rất nhiều việc phải làm nhưng chúng tôi tin rồi dòng sông sẽ có ngày trong xanh trở lại.

Hà Bổng – Hoakoyo.

CÔNG TY TNHH HOAKOYO

Địa chỉ: xã Thái Phương, H. Hưng Hà, T. Thái Bình
Hotline: 0962.682.558
Email: hoakoyo.shop@gmail.com
Website: khanbonghoakoyo.com

Fanpage: https://www.facebook.com/KhanLangMeo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0962682558